Thư pháp Trung Quốc là cách viết chữ của người Trung Quốc được nâng lên thành một nét văn hóa trong nghệ thuật và có sức ảnh hưởng sâu sắc đến các nước trên thế giới. Nghệ thuật viết chữ này là viết chữ được viết bằng loại mực tàu trên nền giấy hoặc vải lụa.
Thư pháp Trung Quốc là gì?
Thư pháp là một bộ môn nghệ thuật mang tính thẩm mỹ cao có thể nói lên tâm tư, tình cảm của người viết. Ngoài ra, nó còn là nét đẹp trong truyền thống văn hóa từng dân tộc bản địa nói riêng và của người dân Trung Quốc nói chung.
Qua nét bút còn có tính chất và khả năng trong việc giáo dục con người về cách sống. Nghệ thuật viết thư pháp Trung Quốc là một kho tàng văn hóa giá trị không chỉ với người dân Trung Quốc, mà nó còn là bộ môn nghệ thuật độc đáo của kho tàng nền văn hóa nhân loại.
Trong quá trình hình thành và bề dày phát triển hàng nghìn năm, chữ Hán không chỉ dừng lại là một phương tiện để trao đổi, giao tiếp, kế thừa nét văn hóa mà nó còn là một bộ môn nghệ thuật quan trọng có một không hai.
Thư pháp của Trung Quốc được biết đến và ví von thành nhiều ngôn từ mĩ miều như: đây là bức họa không đường nét, một bản nhạc không có lời và là một bài thơ không có âm tiết.
Lịch sử thư pháp Trung Quốc như thế nào?
Thư pháp hầu như xuất hiện đồng thời với sự hình thành văn tự bởi nhu cầu trình bày trang nhã và minh bạch văn bản. Công cụ chính tạo nên chữ viết này là bút và chất liệu lưu trữ văn tự, mà sau được hiểu gồm mực và giấy. Thư pháp gia thường không phải là bậc trí giả nhưng ít nhiều coi trọng nhờ vốn học vấn đủ biên chép.
Nghệ thuật cũng bắt đầu từ chữ Giáp Cốt (tượng hình) bắt đầu. Trải qua hơn 2.000 năm kế thừa và phát triển, nghệ thuật qua các thời kỳ đã thể hiện sự phát triển kinh tế xã hội định hướng giá trị con người trong các thời kỳ khác nhau..
Thư pháp đề cập đến phương pháp viết, luật, quy tắc các ký tự. Vẻ đẹp của chữ viết này, phông chữ phải đẹp, cấu trúc đẹp, bố cục đẹp, nội dung bài viết lồng ghép vào bố cục tổng thể toàn bộ tác phẩm có thể phản ánh vẻ đẹp tính cách, tâm trạng, suy nghĩ, ý chí cảm xúc của người viết.
Đặc điểm thư pháp của Trung Quốc
Chúng ta có thể nói rằng: “thư pháp” chính là nơi biểu độ được hết cảm xúc, tâm tư, hàm ý của tác giả thông qua ngôn ngữ viết một cách xúc tích mà lại mang đầy nét nghệ thuật tiêu biểu. Nó không chỉ dừng lại là một môn nghệ thuật dùng để bộc lộ tâm tư, tình cảm mà nó còn được dùng như là một lời răn dạy nhân sinh quan trong cuộc sống chứa đựng nhiều giá trị văn hóa dân tộc.
Mang đậm nét văn hóa
Thư pháp không chỉ là nét văn hóa của riêng đất nước Trung Hoa mà ở hầu hết các quốc gia trên thế giới từ rất lâu cũng đã xuất hiện bút tích. Với nhiều hình thể và mang những cách gọi khác nhau. Chúng ta cần phải hiểu rằng chữ viết này không đơn giản như việc viết chữ Hán thông thường. Mà nó phức tạp và nghệ thuật như cách sống và cách làm người. Viết loại chữ này không chỉ là viết chữ Hán bình thường.
Ngày nay, bộ môn nghệ thuật này đã đang và ngày càng được lan rộng ra khắp châu lục. Nhưng không vì vậy mà nó đánh mất đi nét riêng biệt, cái hồn chữ trung Quốc trong nó đi chút nào. Muốn hiểu rõ và tường tận bộ môn nghệ thuật này thì người viết cần có niềm đam mê đủ lớn, tinh thần học hỏi sâu rộng.
Trong cuộc sống có rất nhiều lo toan mệt mỏi, bạn hãy giải tỏa bằng cách luyện viết chữ thư pháp. Khi luyện viết chắc chắn sẽ giúp bạn sảng khoái tinh thần, cảm thấy nhiều năng lượng và vui vẻ hơn. Bên cạnh đó chữ viết còn giúp bạn có thêm kiến thức mới.
Rèn luyện được sự kiên trì và kiên nhẫn
Đối với những người dân Trung Quốc nói riêng và trên thế giới nói chung, không phải bất cứ ai cũng có thể viết được chữ thư pháp. Bởi để viết được chữ này thì mỗi người cần phải tu luyện khổ cực, cực kỳ kiên trì học hỏi mới có thể cầm bút nảy mực. Không phải ai cũng nhìn thấy được cái hay trong bộ môn nghệ thuật này.
Thư pháp vừa là nghệ thuật vừa là sự rèn luyện giúp cho tác giả trở nên biết kiềm chế và bình tĩnh hơn trong mọi việc. Trong quá trình viết chữ, mỗi một nét bút đặt xuống sẽ làm tâm trí chúng ta tập trung hết sức có thể đồng thời giúp nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người.
Giúp nâng cao sáng tạo
Khi luyện viết thư pháp sẽ giúp cho chúng ta biết thêm và tăng khả năng thưởng thức những cái đẹp, biết nhận xét, đánh giá chúng. Vẻ đẹp của chúng nằm trên từng nét chữ, mỗi đường vẽ,… Bản thân mỗi người luyện viết sẽ ngày càng nhiều khả năng sáng tạo trong mọi việc và luôn hướng tâm hồn về cái thiện.
Nghệ nhân viết thư pháp
Để viết được thư pháp thì đó không phải việc làm chỉ trong một giai đoạn mà đó còn là cả một quá trình dài đầy nỗ lực. Viết chữ này được ví như một bộ môn nghệ thuật, thì người viết chữ này được xem như một người nghệ nhân. Mỗi một nghệ nhân đều sẽ mang những tư tưởng, tinh thần thông suốt, phẩm cách đẹp của một người làm nghệ.
Tính thẩm mĩ thư pháp Trung Quốc thế nào?
Thư pháp Trung Quốc trở nên phổ biến và ngày càng được nhiều người học viết là bởi có những đặc tính thẩm mĩ dưới đây:
Nét chữ đẹp mà lại thể hiện được cảm xúc
Chữ thư pháp Trung Hoa nó không đơn thuần là một loại chữ viết, mà ở đó nó còn toát lên và thể hiện được cảm xúc của người viết, đồng thời, lột tả được phần nào tính cách và phẩm chất của người viết. Trong các dịp lễ tết, chữ này được mọi người yêu thích trong việc để trang trí tên tường nhà vì nó mang nét đẹp hoài cổ. Những thầy đồ hay người có học vấn mới viết được những con chữ này. Mỗi một chữ khác nhau lại mang một ý nghĩa khác nhau.
Quy tắc viết chữ thư pháp
Thư pháp viết chính là dựa trên các quy tắc, phương pháp, luật về việc phân bổ bố cục các ký tự. Một bức đẹp sẽ bao gồm loại phông chữ phải đẹp, cấu trúc tổng thể đẹp, bố cục hợp lý và hàm ý, nội dung được lồng ghép vào một cách tinh tế. Truyền được cảm hứng tích cực cho người thưởng thức, đem lại sức mạnh tinh thần và niềm vui cho mỗi người. Giúp mọi người được trải nghiệm một bộ môn nghệ thuật độc đáo và chắc chắn nó sẽ ngày càng lan rộng và phát triển xa hơn nữa.
Các phong cách viết thư pháp cực hay
Trên thế giới có 3 loại chữ viết của các quốc gia khác nhau. Gồm: chữ viết, chữ tượng hình và ghi âm. Và chữ tượng hình là loại chữ được xuất hiện sớm nhất và phổ biến nhất ở các quốc gia. Chữ Hán đã dựa trên cơ sở của chữ tượng hình đê hình thành và lưu truyền trong nhân dân Trung Quốc. Một số các phong cách viết chữ thư pháp có thể kể đến như sau:
Chữ Khải thư:
Ngày nay, đây là loại kiểu viết chữ thư pháp được biết đến rộng rãi và sử dụng phổ biến nhất. Thường được sử dụng trong việc in ấn và lĩnh vực ngành quảng cáo. Đặc biệt, những người lần đầu học chữ Hán sẽ lựa chọn kiểu chữ này để học. Bố cục của chữ Khải thư rất ngay ngắn, khuôn chữ theo hình vuông, cách viết thì ngay ngắn và chậm rãi. Khác với những cách viết chữ khác thì khải thư sẽ được nhấc bút lên trên khỏi mặt giấy.
Phong cách chữ Triện thư
Chữ Triện thư là một loại thư pháp có nguồn gốc lịch sử từ rất lâu đời và được sử dụng rộng rãi. Loại chữ này bao gồm 2 kiểu viết chữ là một Đại Triện hai là Tiểu Triện. phong cách viết chữ này có bố cục đơn giản, các nét thanh mảnh và mang kiểu cổ xưa.
Phong cách viết Lệ thư
Đây là cách viết chữ thư pháp được nâng cấp và dựa trên phong cách chữ Triện thư. Ở phong cách viết chữ này thì các nét bút thường sẽ là những nét vuông vắn thể hiện được mạnh mẽ và đơn giản trong đường nét viết.
Phong cách chữ Hành thư
Loại chữ Hành thư này được xem gần giống với phong cách chữ viết thông thường Ở chữ viết thư pháp này khi viết sẽ ít khi nhấc ngòi bút lên khỏi bề mặt giấy. Bởi vì thế nên các nét chữ được nối liền với nhau. Các đường nét chữ Hành thư thường rất phóng khoáng, bố cục chữ tròn đều, đọc dễ, không nhiều góc cạnh.
Phong cách chữ Thảo thư
Kiểu chữ thảo thư mang nhiều nghệ thuật, nó thiên về cảm xúc và hứng khởi của người viết. Mỗi nét chữ đều được biến tấu đa dạng, với tốc độ viết nhanh. Các nét chữ liên kết và tạo nên nét uyển chuyển cho cả bộ chữ. Loại thư pháp này không phải ai cũng có thể thưởng thức được vì nó đại diện cho nội dung của văn tự.
Một số loại chữ được sử dụng nhiều nhất như:
- Chữ 福 đọc theo tiếng việt là phúc: mang hàm ý là sự may mắn và hạnh phúc.
- Chữ 禄 đọc theo tiếng việt là lộc: mang hàm ý chúc nhiều sự tốt lành, nhận được nhiều bổng lộc.
- Chữ 寿 đọc theo tiếng việt là thọ: mang hàm ý là chúc sống lâu, mãi trường thọ.
- Chữ 忍 đọc theo tiếng việt là nhẫn: mang hàm ý là lời khuyên nhủ nen biết nhẫn nhịn.
- Chữ 德 đọc theo tiếng việt là đức: mang hàm ý hãy luôn sống tốt, răn dạy bản thân hãy sống sao cho có ích với xã hội.
- Chữ 心 đọc theo tiếng việt là tâm: mang hàm ý giữ cho mình một cái tâm thanh tịnh.
Kết luận
Hi vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp cho độc giả biết thêm bộ môn nghệ thuật viết chữ thư pháp. Có thể biết được chúng có nguồn gốc hình thành như thế nào và phương pháp viết ra sao để hiểu hơn về nghệ thuật viết chữ độc đáo mà lại ý nghĩa này. Chúc các bạn bắt đầu học viết chữ này sẽ kiên trì và thành công.