Tiếng Trung giản thể hay tiếng Trung phồn thể dễ học hơn? Đây là câu hỏi mà nhiều bạn có ý định học tiếng Trung hay mới bắt đầu học ngôn ngữ này phân vân không biết nên lựa chọn loại nào. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ chi tiết cho bạn về loại ngôn ngữ Trung phồn thể và những ưu nhược điểm khi học nhé!
Tiếng Trung giản thể được hiểu là gì?
Trước khi tìm hiểu về những ưu nhược điểm của loại hình tiếng Trung này, bạn cần nắm được khái niệm của tiếng Hán giản thể. Từ đó có thể đưa ra được quyết định có nên học loại ngôn ngữ này hay không?
Bạn biết gì về tiếng Trung giản thể hay không?
Loại ngôn ngữ này thực chất là một tập hợp chữ viết trong tiếng Trung được bắt nguồn từ tiếng Trung phồn thể cổ. Chúng được giản lược nét và điều chỉnh bởi chính phủ Trung Hoa và được bắt đầu đưa vào áp dụng từ năm 1949.
Tiếng Trung loại giản thể được sử dụng hiện nay là loại được dùng nhiều nhất tại Trung Quốc đại lục và Singapore. Ngoài ra, chúng được đưa vào những tài liệu giảng dạy tiếng Trung cho người nước ngoài.
Nếu bạn là người có mong muốn học tiếng Trung để đi du học, muốn làm việc tại những tập đoàn lớn của Trung Quốc hay đơn giản chỉ muốn học để giao tiếp thì tiếng Trung giản thể là một lựa chọn tối ưu cho bạn.
Nguồn gốc ra đời của tiếng Trung giản thể
Trước thế kỷ thứ 19, tại Trung Quốc, chữ viết chính được sử dụng là tiếng Trung phồn thể. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thực tế, mọi người đều thấy chúng có rất nhiều nét gây khó nhớ, khó đọc và khó viết. Vì vậy, kết quả là một bộ phận lớn người dân không biết chữ.
Để giải quyết khó khăn này, chính quyền Trung Quốc đã nghiên cứu và đơn giản hóa cách viết tạo nên chữ giản thể. Ví dụ đơn giản như với chữ Thân 親 , với hình thức chữ phồn thể có chứa chữ Kiến 见, tuy nhiên với hình thức giản thể đã lược bỏ đi nét chữ Kiến này.
Loại chữ Hán giản thể được tạo ra theo cách giảm lượng nét viết của chữ Trung phồn thể. Nhiều chữ cái được đơn giản hóa bằng việc áp dụng những quy luật đơn giản, ví dụ như thay thế bằng một số bộ khác gần âm và nghĩa. Một số chữ được đơn giản hóa bất quy tắc và một số chữ giản thể không đồng dạng với chữ phồn thể.
Học tiếng Trung giản thể để thi chứng chỉ gì?
Hiện nay, tiếng Hán giản thể và tiếng Hán phồn thể đều là hệ thống chữ viết được sử dụng tại Trung Quốc đại lục và có mối liên hệ mật thiết với nhau bởi chúng vẫn có sự tương đồng về cách đọc và phát âm. Nếu bạn quyết định học tiếng Hán giản thể thì có thể thi hai chứng chỉ HSK và Tocfl.
Tuy nhiên, chứng chỉ Tocfl sẽ khó và yêu cầu cao hơn rất nhiều lần so với HSK. Vì vậy, nếu bạn có dự định thi chứng chỉ Tocfl thì học tiếng Hán phồn thể để nắm chắc mặt chữ hơn. Hai chứng chỉ này được chia ra cụ thể về cách thi như sau: Chứng chỉ HSK chỉ thi bằng loại chữ Hán giản thể; chứng chỉ Tocfl có thể thi bằng cả tiếng Trung phồn thể và giản thể.
Ưu nhược điểm, lợi ích của tiếng Trung Quốc giản thể
Sau khi tìm hiểu qua về định nghĩa tiếng Trung giản thể, chúng ta cùng vào tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm khi học loại tiếng này. Đồng thời, những lợi ích nhận được khi bạn học tiếng giản thể là gì nhé!
Những ưu điểm của tiếng Hán giản thể
Một người khi bắt đầu học ngôn ngữ mới đều mong muốn có thể nhớ được ngôn ngữ đó nhanh nhất. Vì vậy, ưu điểm vượt trội đầu tiên của tiếng Hán giản thể đó chính là dễ học và dễ nhớ hơn tiếng Trung phồn thể rất nhiều.
Khi bạn in ra, chữ viết phồn thể vô cùng dễ đọc, những nét chữ đã được bỏ đi những nét rườm rà, chỉ để lại những nét chính giúp con chữ trở nên thoáng hơn rất nhiều. Ngoài ra, khi viết tay thì tốc độ viết chữ phồn thể chậm hơn so với viết chữ giản thể. cho dù bạn viết ngoáy chữ giản thể thì người nhìn vẫn có thể đọc được.
Hạn chế của tiếng Trung giản thể
Nhược điểm đầu tiên của bộ chữ giản thể là nét chữ nhìn xấu hơn so với chữ phồn thể. Lý do là do hệ thống chữ đã bị giản lược hóa bớt nét đi nên hầu hết những từ giản thể này đã bị giảm hoặc mất hết ý nghĩa của chữ tượng hình, làm bào mòn giá trị lịch sử của một nền văn hóa hàng trăm năm.
Ngoài ra, nếu sử dụng chữ viết giản thể để viết thư pháp sẽ vô cùng khó khăn. Thư pháp mục đích nhằm biểu đạt ý nghĩa của chữ và đề cao tính thẩm mỹ, nên khi sử dụng chữ phồn thể sẽ không thể lột tả ý nghĩa và tính thẩm mỹ trong con chữ.
Lợi ích khi bạn học tiếng Hán giản thể
Ngày nay, khi Trung Quốc đang trên đà phát triển trở thành quốc gia có chỉ số tăng trưởng cao nhất thế giới, ngôn ngữ Trung Quốc theo đó cũng trở nên phổ biến và số người học tiếng Hán ngày càng nhiều. So với ngôn ngữ Nhật, Hàn thì tiếng Trung không hề bị kém cạnh chút nào.
Vì vậy, khi học tiếng Trung giản thể, bạn sẽ có cơ hội được làm việc tại những doanh nghiệp lớn của Trung Quốc tại nước ta. Ngoài ra, bạn cũng có thể du học và làm việc tại đất nước tỷ dân này. Ngoài ngôn ngữ Anh được đào tạo theo hệ thống môn học tại các cấp trường như hiện nay, việc bạn biết thêm một ngoại ngữ mới cũng giúp tăng cơ hội cạnh tranh trên con đường sự nghiệp.
Các quy tắc viết cơ bản khi học tiếng Trung Giản thể
Để học được tiếng Trung giỏi và thành thạo, người học cần biết được bốn kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Trong đó cách viết tiếng Trung được người học đánh giá là khó nhằn nhất đòi hỏi thời gian và công sức.
Quy tắc viết chữ tiếng Trung cần biết
Nếu muốn viết được tất cả các chữ Trung Quốc chuẩn xác và đẹp mắt thì trước hết bạn cần nhớ tất cả những quy tắc trong cách viết chữ tiếng Trung được áp dụng cho cả chữ phồn thể và giản thể. Bạn cần tuân thủ những quy tắc cơ bản được đề cập đến ngay sau đây.
- Quy tắc trên trước dưới sau: với quy tắc này, các bạn cần viết các nét theo thứ tự từ trên xuống dưới.
- Phẩy trước mác sau: Trong một chữ xuất hiện hai nét phẩy và nét mác, bạn cần viết nét phẩy trước, nét mác sau.
- Quy tắc ngang trước sổ sau: Trong một chữ nếu nét ngang và nét dọc sổ thẳng giao với nhau, người viết cần viết nét ngang sau, tiếp đến mới là nét dọc. Đây được coi là cách viết tiếng Trung giản thể chuẩn, quy tắc viết đầu tiên khi học tiếng Hán mà bạn cần phải tuân thủ.
- Trái trước phải sau: Khi viết chữ Hán, các bạn cần phải viết nét bên trái trước, sau đó mới viết các nét bên phải.
- Giữa trước hai bên sau: trong cách viết chữ Hán, khi thấy xuất hiện nhiều nét khác nhau, chúng ta cần phải lưu ý cần viết những nét ở giữa trước, sau đó mới bổ sung những nét ở hai bên trái phải cho cân đối.
- Quy tắc từ ngoài vào trong sau cùng đóng cửa: Loại quy tắc này được hiểu bạn cần viết những nét bao ngoài trước, sau đó mới viết những nét bên trong (nếu có). Sau cùng viết những nét con lại để đóng khung bên ngoài.
Những lưu ý khi luyện viết chữ Hán giản thể
Để học được tiếng Trung giản thể hiệu quả nhất, bên cạnh việc nắm rõ những quy tắc thì người học còn cần để ý đến các nét và thứ tự viết. Dưới đây là một số lưu ý cho bạn khi tập viết loại chữ này:
- Chữ Hán dù phồn thể hay giản thể đều được viết trong một ô vuông, nhiệm vụ của người viết là căn chỉnh sao cho chữ nằm gọn ở giữa trong ô vuông đó. Tiếp theo là tạo được tư thế viết và cầm bút dựa trên quy chuẩn nhất định. Khi viết cần đặt bút nhẹ nhàng hoặc nhấn đậm nhạt tùy theo yêu cầu của nét chữ.
- Đưa nét bút nhẹ nhàng và hình dung như bạn đang luyện tập viết tiếng Việt giống các em nhỏ. Lưu ý muốn viết tiếng Hán đẹp trước hết cần phải viết đúng và rõ ràng, không được viết nhầm sang nét khác.
Điểm khác nhau giữa tiếng Trung giản thể và phồn thể
Loại chữ Hán truyền thống hay chữ Hán phồn thể có lịch sử hình thành và phát triển từ hàng ngàn năm trước. Do đó, chúng chứa đựng những tinh hoa văn hóa, tư tưởng, truyền thống của nền dân tộc Trung Hoa.
Tuy nhiên, đảng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thay thế chữ Hán truyền thống bằng chữ Hán giản thể để làm chữ quốc ngữ với mục đích làm giảm tỷ lệ mù chữ. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là họ muốn người dẫn không thể biết về lịch sử của mình do không thể đọc được những văn tự cổ truyền.
Nếu ở những triều đại xưa của Trung Quốc dạy con người hướng thiện và đạo đức làm người. Tuy nhiên, đây lại là điều mà các giới chức Cộng sản trung Quốc không muốn khi họ đang cố gắng vẽ ra hình ảnh áp bức và thống trị. Mao Trạch Đông và chính phủ của ông luôn hướng con người phải đấu tranh và dẫn đến những xung đột và mâu thuẫn trong xã hội.
Một ví dụ về việc thay đổi ý nghĩa của mặt chữ khi được giản lược hóa như sau: Với chữ “thân” ở dạng phồn thể nói về tình thân trong gia đình khi chuyển sang tiếng Trung giản thể đã bị lược bỏ bộ “kiến” ở bên phải, lúc này mặt chữ là “thân bất kiến” với ý nghĩa gia đình bị làm ngơ. Hay với chữ “ái” ở dạng phổn thể bị giản lược hóa bộ tâm ở giữa chuyển thành “ái bất tâm” hiểu là yêu nhưng không có trái tim.
Kết luận
Tiếng Trung giản thể được sử dụng phổ biến hơn so với tiếng Trung phồn thể từ thế kỷ XX. Nhiều người lựa chọn học tiếng Hán giản thể như một ngôn ngữ thứ hai bởi tính ứng dụng cao trong cuộc sống giúp tăng cơ hội nghề nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một ngoại ngữ để học tập thì đừng ngại ngần mà hãy chọn tiếng Trung nhé!