Những ai đang có ý định học tiếng Trung thì việc đầu tiên là phải nắm roc được các quy tắc phiên âm tiếng Trung. Bởi đây được xem là nền tảng nếu bạn thành thạo việc phát âm thì những kiến thức về sau rất dễ tiếp thu, và nếu bạn muốn giao tiếp với người bản xứ cũng dễ dàng hơn nhiều. Hãy tham khảo bài viết sau đây để biết tầm quan trọng của việc học phiên âm như thế nào.
Khái niệm về phiên âm tiếng Trung là gì?
Phiên âm tiếng Trung hay còn được gọi với cái tên khác là Pinyin bính âm và phanh âm. Đây là những chữ cái lấy từ chữ latinh thể hiện cách phát âm các chữ trong tiếng Trung, chính vì thế phiên âm trong tiếng Trung vô cùng quan trọng.
Cũng giống như phiên âm tiếng Anh bạn chỉ cần hiểu rõ bảng phiên âm tiếng Trung, là bạn có thể giao tiếng với người bản xứ một cách nhanh chóng hơn. Những người học tiếng Trung biết phiên âm Pinyin không quá sớm, từ những năm 1958. Từ thời xa xưa khi chưa có phiên âm Pinyin thì khi học tiếng Hán ngày càng khó khăn hơn.
Nhưng mãi đến năm 1930, khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã kết hợp với các lãnh đạo của Liên bang Xô Viết sáng tạo ra hệ thống bảng học chữ cái Latin là 新文. Việc làm này đã cải thiện rất nhiều đến tình trạng mù chữ đối với người dân nhập cư ở Trung Quốc phía đông Nga. Và ngay sau đó nhà Hán học Chu Hữu Quang đã sáng tạo ra bảng chữ cái phiên âm tiếng Hán cơ bản.
Ngày nay phiên âm tiếng Trung pinyin là một nền tảng vững chắc cho những người mới bắt đầu học tiếng Trung. Cho dù bạn có đang theo học tại các Trung tâm hay tự học tiếng Trung tại nhà. Điều này thuận tiện cho việc học các ngôn ngữ quốc tế, đặc biệt là tiếng Anh thì phiên âm tiếng Trung cũng là cách để người dân nơi đó thành thạo chữ Latinh.
Cách phiên âm Pinyin chuẩn Hán ngữ
Để có thể phát âm tốt được bản phiên âm tiếng Trung Pinyin bạn cần phải tuân thủ các nhóm phát âm mà các chuyên gia đã đề ra. Chia thành các nhóm nhỏ để các bạn có thể từ từ học và nhớ được lâu hơn rất nhiều.
Nhóm 1: Âm đọc bằng môi b, p, m, f
Âm b – Là âm môi, cách phát âm đơn giản hai môi dính tự nhiên, sau đó tách ra nhẹ nhàng, luồng không khí trên hang mồm sẽ thoát ra. Đây là một âm tắc, vô thanh, không được bật hơi. Cách phát âm gần giống với âm “p” trong tiếng Việt.
Âm p – Là âm môi, cách phát âm đơn giản hai môi dính tự nhiên, sau đó sẽ tách ra, luồng không khí từ hang mồm sẽ thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, được bật hơi. Phát âm nhẹ hơn âm p nhưng có phần nặng hơn âm b của tiếng Việt.
Âm m – Là âm môi, cách phát âm đơn giản hai môi dính liền tự nhiên, luồng không khí từ hang mồm sẽ thoát ra. Là một âm từ mũi, hữu thanh, cách phát âm gần giống với âm “m” trong tiếng Việt.
Nhóm 2: m trên đầu lưỡi giữa: d, t, n, l
Âm d – Là âm trên đầu lưỡi giữa, cách phát âm ở đầu lưỡi dính vào lợi trên, hình thành một trở ngại, sau đó hạ thấp xuống, luồng không khí từ hang mồm sẽ thoát ra. Cách phát âm này gần giống với âm “t” trong tiếng Việt.
Âm t – Là âm ở đầu lưỡi giữa, cách phát âm là đầu lưỡi dính vào lợi trên, hình thành một trở ngại, sau đó bỗng hạ thấp xuống, luồng không khí từ hang mồm sẽ thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, được bật hơi. Cách phát âm gần giống với âm “th” trong tiếng Việt.
Âm n – Là âm ở đầu lưỡi giữa. Cách phát âm là đầu lưỡi dính vào lợi trên, hình thành một trở ngại, luồng không khí từ cánh mũi thoát ra. Là âm mũi, hữu thanh, cách phát âm gần giống với âm “n” trong tiếng Việt.
Nhóm 3: m thanh gốc lưỡi g, k, h
Âm g – Là âm thanh gốc lưỡi, cách phát âm – gốc lưỡi sẽ áp vào ngạc mềm, hình thành một trở ngại, sau đó bỗng được tách ra, luồng không khí từ trên hang mồm sẽ thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, không được bật hơi. Cách phát âm gần giống với âm “c”, “k” trong tiếng Việt.
Âm k – Là một âm gốc lưỡi. Cách phát âm là gốc lưỡi áp vào ngạc mềm, hình thành một trở ngại, sau đó được tách ra, luồng không khí từ trên hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, được bật hơi. Cách phát âm gần giống với âm “kh” trong tiếng Việt.
Âm h – Là âm ở gốc lưỡi, cách phát âm – gốc lưỡi được nâng cao, nhưng không được áp vào ngạc mềm, hình thành một trở ngại, luồng không khí giữa thoát ra. Là âm xát, vô thanh, cách phát âm gần giống với âm “h” trong tiếng Việt.
Nhóm 4: m mặt trên lưỡi j, q, x
Âm j – Là một âm mặt lưỡi, cách phát âm – mặt lưỡi sẽ áp nhẹ vào ngạc cứng, sau đó sẽ tách ra, luồng không khí từ giữa thoát ra ngoài. Là một âm bán tắc, vô thanh, không được bật hơi. Cách phát âm gần giống với âm “ch” trong tiếng Việt.
Âm q – Là âm thanh mặt lưỡi, cách phát âm – mặt lưỡi sẽ áp nhẹ vào ngạc cứng, sau đó từ từ tách ra, luồng không khí từ giữa sẽ thoát ra. Là một âm bán tắc, vô thanh, được bật hơi. Cách phát âm khá giống với âm ch ở trong tiếng Đức hoặc đọc như “sờ chờ” ở trong tiếng Việt
Âm x – Là âm ở mặt lưỡi, cách phát âm là mặt lưỡi sẽ nâng cao sát ngạc cứng, luồng không khí giữa thoát ra. Là âm xát, vô thanh, cách phát âm gần giống với âm “x” trong tiếng Việt.
Phiên âm tiếng Trung Pinyin theo chuẩn IPA
Âm a – Cách phát âm là mồm há to, lưỡi hạ xuống thấp. Là một nguyên âm dài, không được tròn môi. Cách phát âm gần giống với âm “a” trong tiếng Việt.
Âm o – Cách phát âm là lưỡi rút về phía sau, lưỡi nâng cao ở vị trí giữa, hai môi tròn và hơi nhô ra một tí. Là một nguyên âm dài, tròn môi, cách phát âm hơi giống với “ô” trong tiếng Việt.
Âm e – Cách phát âm là lưỡi sẽ rút về phía sau, gốc lưỡi hơi nâng cao ở vị trí giữa, mồm há vừa đủ. Là một nguyên âm dài, không được tròn môi. Cách phát âm hơi giống với âm “ơ” và âm “ưa” trong tiếng Việt.
Âm i – Cách phát âm là đầu lưỡi dính với răng phía dưới, phía trước mặt lưỡi hơi nâng sát ngạc cứng, hai môi giẹp và bành ra. Là một nguyên âm dài, không được tròn môi. Cách phát âm hơi giống với âm “i” trong tiếng Việt.
Một chú ý là có 2 thanh mẫu phát âm giống hệt nhau là âm zh và âm sh rất dễ gây nhầm lẫn, để có thể phát âm đúng và chính xác 2 phụ âm này bạn cần phải thường xuyên luyện tập, làm đi làm lại. Còn phụ âm Ch cũng được phát âm tương tự như 2 phụ âm ở trên chỉ khác là lúc phát âm phải hít mạnh hơi ra theo.
Cách học phiên âm tiếng Trung nhớ lâu nhất
Bởi bảng phiên âm tiếng Hoa gồm có 3 nguyên âm, phụ âm và dấu. Nên bạn muốn học phiên âm tiếng Trung nhanh thuộc nhất thì đọc từng yếu tố này. Thuộc ngay hệ thống bính âm của Hán ngữ sẽ giúp bạn học được tiếng Trung nhanh chóng, hiệu quả và tốt hơn.
Phiên âm Pinyin tiếng Trung với phương pháp vận mẫu
Hệ thống ngữ âm trong tiếng Trung Quốc có 36 nguyên âm, gồm có 6 nguyên âm đơn, 13 nguyên âm kép, 15 nguyên âm mũi và 3 nguyên âm uốn lưỡi. Các nguyên âm này thể hiện như trong bính âm. Hệ thống phiên âm tiếng Trung của IPA trong tiếng Hán sẽ gồm có 36 vận mẫu. Nó gồm có nguyên âm đơn, 14 nguyên âm kép, 15 nguyên âm mũi và 2 nguyên âm uốn lưỡi.
Học Pinyin trong phiên âm tiếng Trung với thanh mẫu
Hệ thống ngữ âm của tiếng Trung Quốc sẽ có 21 phụ âm, trong đó có 17 phụ âm đơn, 2 phụ âm kép, trong phụ âm đơn sẽ có một phụ âm được uốn lưỡi. Cách đọc các thanh mẫu này cũng rất đơn giản và cực kỳ dễ nhớ không gặp nhiều khó khăn.
Học phiên âm tiếng Trung với phương pháp thanh điệu
Hệ thống các ngữ âm ở trong tiếng Trung phổ thông sẽ có 4 thanh điệu cơ bản nhất. Trong bính âm, các thanh điệu được ký hiệu bằng một quy tắc nhất định. Các bạn chỉ cần học thuộc tất cả các dấu thì khi ghép vào các câu từ rất có nghĩa và cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Quy tắc học biến âm trong tiếng Trung
Các chữ nguyên âm “ü”, “üe”, “üan”, “ün”, khi được ghép với các phụ âm “j”, “q”, “x” lúc viết các bạn phải bỏ hai dấu chấm trên đầu đi “ü”. Các chữ nguyên âm “ü”. “üe”, khi ghép cùng với phụ âm “l”, “n”, lúc viết thêm hai dấu chấm trên nguyên âm “ü” và phải giữ nguyên. Nếu trước nguyên âm “u” không được ghép với phụ âm, lúc viết phải thêm bán nguyên âm “w” phía trước
Các chữ nguyên âm “ua”, “uo”, “uai”, “uei”, “uen”, “uang”, “ueng”, nếu phía trước không được ghép với phụ âm thì khi viết phải bỏ chữ “u” ở phía trước, thay bằng nguyên âm “w”. Nguyên âm “ü” chỉ được ghép với 5 phụ âm “n”, “l”, “j”, “q”, “x”. Nguyên âm “iou” phía trước ghép với phụ âm, lúc viết bỏ “o” ở giữa. Các nguyên âm “i”, “in”, “ing”, phía trước không được ghép với phụ âm, lúc viết phải thêm nguyên âm “y” ở trước.
Các âm tiết có những nguyên âm “a”, “o”, “i” đứng đầu, thì khi đặt ở phía sau âm tiết khác, nếu xuất hiện ranh giới giữa âm tiết bị lẫn lộn phải dùng dấu cách (‘) tách ra. Những danh từ riêng chỉ tên người, địa danh, cơ quan, đoàn thể,… chữ cái đầu phải được viết hoa. Chữ cái đứng đầu của mỗi câu, mỗi đoạn văn phải viết hoa…
Các nguyên âm “ia”, “ie”, “iao”, “iou”, “ian”, “iang”, “iong”, phía trước không được ghép với phụ âm, lúc viết bạn phải thay nguyên âm “i” bằng các chữ cái “y”. Các nguyên âm “uei”, “uen” phía trước được ghép với phụ âm, lúc viết phải bỏ “e” ở giữa.
Kết luận
Qua bài viết trên chúng ta có thể được tầm quan trọng của bảng phiên âm tiếng Trung, nếu bạn muốn giao tiếp thành thạo thì ít nhất phải học được các cách phát âm cơ bản. Đây cũng là nền tảng để bạn phát triển quá trình học sau này.