Với những ai đang tìm hiểu về cách học tiếng Trung thì chắc hẳn sẽ biết đến 214 bộ thủ tiếng Trung. Bộ thủ trong tiếng Trung là một phần rất quan trọng chính vì thế mà bạn cần ghi nhớ tất cả các mặt chữ của bộ thủ. Cũng không khó để học thuộc vì giờ đây có rất nhiều cách học, cùng với các mẹo học đơn giản, các bạn có thể nhớ hết bộ thủ chỉ trong vài ngày học.
Khái niệm về bộ thủ trong tiếng Trung là gì?
Bộ thủ tiếng Trung là một phần rất quan trọng trong việc bắt đầu học tiếng Trung, đây là cái cơ bản của chữ Hán và chữ Nôm dùng để sắp xếp và ghép chúng lại thành một chữ hoàn chỉnh. Từ thời xa xưa đến nay trong cuốn từ điển chữ Hán, các chữ sẽ được gom thành một nhóm theo từng bộ thủ khác nhau.
Bộ thủ tiếng Trung được ra đời từ rất lâu từ đời nhà Hán, bộ thủ trong tiếng Trung được phân loại thành 540 nhóm khác nhau hay còn gọi là 540 bộ thủ. Ví dụ, những chữ 論 , 謂 , 語 có liên quan tới ngôn ngữ, lời nói, tranh luận v.v… nên được xếp cùng vào một bộ, lấy bộ phận 言 (ngôn) làm bộ thủ chính (cũng có thể gọi là “thiên bàng” 偏旁).
Dần dần đến đời nhà Minh, bộ thủ tiếng Trung được sắp xếp một cách gọn lại chỉ còn 214 bộ thủ cơ bản. Trong từ điển về chữ Hán ngày nay, thì cách sắp xếp các bộ thủ theo cách xếp của Từ điển Khang Hy (康煕辞典) từ điển này xuất hiện lần đầu tiên ở đời nhà Thanh.
Hiểu đơn giản về bộ thủ tiếng Trung chính là những chữ có ý nghĩa xuất hiện thường xuyên trong các từ vựng hàng ngày. Bộ thủ được đơn giản hóa khi đưa vào các chữ khác ví dụ như bộ 心 (tâm) thường xuyên sử dụng, nó được ghép trong chữ 志 (chí) và trong chữ 情 (tình). Ở trong chữ Chí chúng ta sẽ thấy chữ tâm vẫn giữ nguyên nhưng đến chữ tình thì bộ tâm thay đổi một chút thành một hình khác.
Giải thích ý nghĩa sâu xa về 214 bộ thủ chữ Hán
Trong tự điển của chữ Hán từ thời xưa đến nay có các dạng chữ được gộp thành nhiều nhóm theo các bộ thủ tiếng Trung có chủ đề giống nhau. Dựa theo bộ thủ thì việc tra cứu trên từ điển chữ Hán cũng sẽ dễ dàng hơn
Ví dụ về cách ghép các bộ thủ tiếng Trung với nhau trong chữ Hán:
- Chữ 天 /tiān/: bầu trời, thiên đường ⇒ Được tạo bởi 1 bộ thủ duy nhất là 天 /tiān/: bộ Thiên
- Chữ 好/Hǎo/ : tốt, khỏe mạnh ⇒ Gồm có 2 bộ thủ: 女/nǚ/: bộ Nữ: phụ nữ. con gái ; 子/ zǐ/: bộ Tử: con trai, con cái. Ngụ ý: người phụ nữ có con trai thì đây là một điều tốt.
Ví dụ lợi ích của bộ thủ trong việc ghép các từ và tra từ điển có thể biết được ý nghĩa của chữ Hán:
- Mẹ 妈妈 được đọc là: Māma
- Chị gái 姐姐 được đọc là: Jiějie
- Em gái 妹妹 được đọc là: Mèimei
- Cô ấy 她 được đọc là: Tā
Như vậy các chữ trên đều có chung bộ thủ là bộ Nữ: 女 /nǚ/, vì ý nghĩa của chúng đều có liên quan đến người phụ nữ và người con gái.
Vị trí và hình dạng của bộ thủ tiếng Trung
Để nhận dạng được hình dáng của bộ thủ tiếng Trung thì ta sẽ căn cứ vào số nét của chữ đó, bộ thủ đơn giản nhất là bộ thủ chỉ có đúng 1 nét và phức tạp nhất là bộ thủ có 17 nét. Trong sách vở ngày nay thường công nhận chỉ có 214 bộ thủ thông dụng rút từ cuốn từ điển Khang Hy năm 1716, từ điển Trung Hoa đại năm 1915, và từ điểm Từ hải năm 1936.
- Bên dưới: 志 âm Hán Việt gồm bộ thủ 心 (tâm) và bộ 士 (sĩ).
- Trên và dưới: 亘 âm Hán Việt là gồm bộ thủ 二 (nhị) và bộ 日 (nhật).
- Ở giữa: 昼 âm Hán Việt là bộ thủ 日 (nhật) cùng với bộ 尺 (xích) ở trên và bộ 一 (nhất) ở phía dưới.
- Góc bên trên, bên trái: 房 âm Hán Việt gồm bộ thủ 戸 (hộ) và bộ 方 (phương).
- Góc trên phía bên phải: 式 âm Hán Việt gồm bộ thủ 弋 (dặc) và bộ 工 (công).
- Góc bên dưới bên trái: 起 âm Hán Việt gồm bộ thủ 走 (tẩu) và bộ 己 (kỷ).
- Đóng khung: 国 âm Hán Việt gồm bộ thủ 囗 (vi) và bộ 玉 (ngọc).
Chức năng sử dụng của bộ thủ
Để sử dụng tiếng Trung thì chức năng dễ dàng để nhận biết nhất của bộ thủ tiếng Trung là phân chia các loại chữ Hán. Căn cứ vào việc soạn tự điển cũng sẽ có quy củ hơn. Ngoài ra, bộ thủ còn có công dụng biểu thị nghĩa của từ tuy không hẳn là chính xác nhưng người đọc có thể suy luận ra nghĩa gốc của nó. Ví dụ như:
- Chữ 沐 (âm Hán Việt nằm trong bộ mộc, có nghĩa là tắm) có bộ thủy nằm ở bên trái chữ mộc, giúp có thể làm rõ được chữ này có liên quan đến nước.
- Chữ 柏 (âm Hán Việt đọc là bách, có nghĩa là một loại cây gỗ) có bộ mộc ở bên trái của chữ bá, nhắc rằng chữ này có liên quan đến cây thân gỗ.
Ý nghĩa bổ ích việc học bộ thủ tiếng Trung
Có rất nhiều người khi học tiếng Trung mắc một vấn đề đó chính là đọc được chữ Hán nhưng lại không thể viết được chữ đó, đấy được gọi là khả năng nhận biết mặt chữ. Do đó, việc học thuộc bộ thủ tiếng Trung là điều rất quan trọng. Bên cạnh đó, để có thể tra từ điển sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu như bạn đã học thuộc tất cả 214 bộ thủ.
Mỗi bộ thủ tiếng Trung đều mang ý nghĩa riêng của nó, tuy nhiên, cho đến hiện tại chúng ta đang học là tiếng Hán đã được giản thể, vậy nên về ý nghĩa của từ Hán nó không còn liên quan đến các chữ Hán giản thể nữa. Nhưng bằng trí tưởng tượng thì chúng ta hoàn toàn biến 214 bộ thủ chữ Hán thành các từ ngữ trong tiếng Trung.
Phương pháp học các bộ thủ trong tiếng Trung đơn giản
Có rất nhiều cách để các bạn có thể học thuộc bộ thủ tiếng Trung đơn giản mà cũng nhớ rất lâu, đây đều là những phương pháp mà những thầy cô trước đã rút ra được kinh nghiệm. Sau đây là một số phương pháp học mời các bạn tham khảo để tìm ra cho mình cách học phù hợp nhất.
Luyện viết chữ Hán hàng ngày và ghi nhớ mặt chữ
Tổng từ tiếng Trung có 50,000 từ bạn không nhất thiết cần phải nhớ hết tất cả các chữ đó ngay cả những người bản địa Trung Quốc cũng không thể biết được hết. Ước tính chỉ có 1500 từ có thể khám phá là ra 95% ngôn ngữ viết của tất cả loại ngôn ngữ.
Có rất nhiều các từ Trung lặp ở trong tiếng Trung, 100 từ được tạo thành 70% của mọi ngôn ngữ viết. Với 500 các từ vựng thông dụng nếu bạn muốn đọc và viết tiếng Trung một cách nhanh nhất thì đừng phí thời gian học chữ cái hiếm gặp vì bạn sẽ chẳng bao giờ dùng.
Học theo thẻ nhớ từ là cách rất hiệu quả
Bạn hãy chọn ra 1500 từ vựng Trung Quốc thông dụng nhất và in ra thành 1 poster. Mỗi từ bạn nên bao gồm phần chữ Hán, phần dịch sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh và phần Pinyin
Học bằng phương pháp Chiết tự đơn giản
Chiết tự chữ Hán là một cách học bộ thủ tiếng Trung giúp nhớ được chữ nhanh và hiệu quả nhất. Có một số ví dụ đơn giản về chiết tự dưới đây:
Chữ 安 (Ān) An: An toàn, an nhiên
Ở trên là bộ MIÊN ‘宀’: mái nhà, mái đậy.
Ở dưới là bộ NỮ: ‘女’: người phụ nữ, người con gái.
Vậy có câu nói rút ra bạn chỉ cần nhớ: Người phụ nữ dưới mái nhà thì rất “AN” toàn.
Chữ 男 (Nán) Nam: nam giới, đàn ông
Ở trên là bộ ‘田’ Điền: đồng ruộng, ruộng đất.
Ở dưới là bộ Lực ‘力’: sức mạnh, khỏe mạnh.
Vậy câu nói rút ra bạn chỉ cần nhớ: Người dùng lực nâng ruộng đất lên vai là người đàn ông.
Chữ “休“ nghĩa là Hưu: nghỉ ngơi, về hưu.
Chữ này được ghép từ chữ Nhân “人” : người và chữ Mộc “木”: gốc cây. Có nghĩa là khi làm việc mệt nhọc thì ngồi nghỉ tại một gốc cây.
Đoán nghĩa chữ Hán dựa vào bộ thủ: Khi biết được bộ thủ tiếng Trung chúng ta có thể đoán được nghĩa của từ rất đơn giản. Những từ có bộ Thủy “水” thì liên quan đến nước, sông, hồ,…, bộ Tâm “心、忄” thì thường liên quan đến tình yêu, cảm xúc,…
Học từ vựng qua phim điện ảnh, bài hát trên mạng
Nếu bạn nghe những bài hát yêu thích bằng tiếng Trung có phụ đề phiên âm ở dưới. Nghe nhiều sẽ nhớ được các mặt chữ Hán lâu hơn, thay vì xem phim có phụ đề hoặc có thuyết minh, đọc bản dịch tiếng việt sẵn của truyện, tại sao các bạn không thử thách khả năng đọc tiếng Trung.
Bằng việc xem phim và đọc truyện tiếng Trung? Việc gắn niềm yêu thích phim ảnh, tiểu thuyết cùng với việc học ngoại ngữ tạo cho bạn động lực lớn để có thể học từ mới. Hiện nay phim nổi tiếng của Trung Quốc đều có phụ đề chữ Hán. Vậy khi xem phim hãy nhanh tay ghi chú lại những từ mới lại và học thuộc chúng.
Ghi nhớ thật kỹ chữ tượng hình
Trong tất cả các chữ Trung Quốc có những chữ sẽ được mô phỏng theo hình dáng của sự vật đó, là những hình vẽ hay kiểu phác thảo gần giống vật có thể thấy bằng mắt như: mặt trăng, mặt trời, con mắt,…tính chất tượng hình chữ Trung Quốc nằm ở dạng chữ độc thể, cũng có thể là các bộ chữ tạo ra trực quan sinh động cho người học.
Chữ hội ý và chữ tượng hình là loại chữ thể hiện một lối tư duy trí tuệ của người xưa. Dưới đây là 1 số chữ tượng hình giống với hiện vật nhìn vào cũng có thể đoán ra được.
Ví dụ: Mộc “木” có nghĩa là cây, 2 chữ Mộc “木”sẽ tạo thành chữ “林”. Chữ Hảo “好”nghĩa là tốt sẽ được ghép từ chữ Nữ “女”và chữ Tử “子”, ý chỉ người phụ nữ này sinh được con trai là việc rất tốt.
Học từ vựng qua câu ca dao, câu tục ngữ thời xưa
Học bộ thủ tiếng Trung qua những câu ca dao, tục ngữ là một cách để ghi nhớ chữ Hán rất độc đáo của người Việt Nam thời xưa. Khi đi học chữ Hán mọi người thường nhắc nhở nhau câu nói:
Con chim chích mà đậu trên cành tre
Thập trên tứ ở dưới nhất là đè chữ tâm.
Đó là một trong những mẹo rất hay để có thể nhớ được chữ Hán của người thời xưa thường được gọi là chiết tự học.
Kết luận
Như vậy với bài viết trên chúng ta có thể biết được ý nghĩa của bộ thủ tiếng Trung.Với những ai đang có ý định học tiếng Trung thì hãy đọc bài viết và tìm ra cho mình một phương pháp học hiệu quả nhất nhé.